Tuần 2 100 ngày đầu nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump

Ngày 8

Tạm ngưng cho nhập cảnh nhiều người ngoại quốc Hồi giáo

Trump ký ở Pentagon lệnh ngưng cho nhập cảnh người tị nạn từ Syria. Chương trình nhận người tị nạn từ những nước khác sẽ bị tạm ngưng 120 ngày. Người dân từ 7 nước Iraq, Iran, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Jemen ít nhất trong vòng 90 ngày tới không được nhập cảnh vào Mỹ. Ngoại lệ là những nhân viên ngoại giao, nhân viên các tổ chức quốc tế, và những người tới Liên Hiệp Quốc. Trump muốn giới hạn số người tị nạn tối đa được vào Mỹ năm 2017 là 50.000, so với đề nghị của Barack Obama là 110.000.[35]

Bị ảnh hưởng trực tiếp

Một đại diện của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ nói đang có 109 người ở khu vực quá cảnh của sân bay không thể đi tiếp được. 173 người bị các hãng hàng không cấm không cho lên các chuyến bay đi Mỹ. Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) khởi kiện về mệnh lệnh tổng thống này. Một thẩm phán liên bang ở New York quyết định, những người vừa nhập cảnh có chiếu khán có hiệu lực bị dính líu tới mệnh lệnh trên được phép vào Mỹ.[36][37]

Hãng Google ra lệnh cả trăm nhân viên ở nước ngoài về nước. Đó là những người hoặc làm cho hãng, hoặc có chuyện riêng tư ở nước ngoài và xuất thân từ các nước theo Hồi giáo.

Iran không cho người Mỹ nào vào nước nữa

Phản ứng sắc lệnh của Trump, Iran tuyên bố, về phía họ sẽ không cho người Mỹ nào vào nước nữa. Bộ ngoại giao nói: " Đó là một sĩ nhục đối với người dân Iran. Mặc dù Iran đánh giá cao dân tộc Mỹ, chính phủ Iran sẽ phản ứng về chính trị, luật pháp và ngoại giao." [37]

Ý kiến

Mark Zuckerberg, người sáng lập và giám đốc của Facebook bày tỏ lo lắng về những sắc lệnh gần đây của Trump, chúng ta làm việc để nước được an toàn, tuy nhiên nên tập trung vào những người mà thực sự đe dọa đất nước. Ông ta cũng nói tới ước lượng khoảng vài triệu người đang phải sống trong lo lắng sẽ bị đuổi về nước vì không có giấy tờ hợp lệ.[38]

Thêm 2 sắc lệnh

Sau khi gặp mặt thủ tướng của Anh quốc, Theresa May, Trump ký vào thứ Sáu thêm hai mệnh lệnh hành chính khác. Một cái để hiện đại hóa về cơ bản trang bị của các lực lượng vũ trang Mỹ. Việc thứ hai về thiết kế để ngăn chặn người Hồi giáo cực đoan vào nước Mỹ.[39]

Ngày 9

Chỉ trích bức tường Mexico

Vào ngày thứ Sáu, Thị trưởng Berlin Michael Müller trở thành một trong những nhà phê bình nước ngoài thẳng thắn nhất về kế hoạch của Trump xây dựng bức tường. Trong một tuyên bố đăng trên trang web chính thức của thành phố, Müller được trích rằng: "Tôi kêu gọi Tổng thống Hoa Kỳ không đi theo con đường tự cô lập và bế môn tỏa cảng này. Chúng tôi có được tự do ngày hôm nay là nhờ người Mỹ. Họ đã giúp cho Tây Berlin không rơi vào sự kiểm soát của Đông Đức và cuối cùng đã giúp tạo điều kiện thống nhất đất nước sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin. Tổng thống John F. Kennedy đã trở thành một thần tượng cho người Đức khi ông tuyên bố vào năm 1963: "Ich bin ein Berliner" (Tôi là một Berliner). Năm 1987, Tổng thống Ronald Reagan nói câu nổi tiếng với lãnh đạo Liên Xô: "Ông Gorbachev: Xé bỏ bức tường này ". Vì lý do đó tôi nói: "Thưa ông tổng thống, không xây dựng bức tường này," [40]

Tự khen

Tổng thống Mỹ Donald Trump tự khoe tốc độ làm việc của chính mình. Chính phủ của ông khởi hành với một tốc độ cao, một tốc độ kỷ lục, mọi người sẽ nói về nó, ông cho biết như vậy trong buổi phát thanh hàng tuần đầu tiên như là Tổng thống.[41]

Ngày 10

Chỉ trích của các chính phủ việc cấm nhập cảnh

Đức

Thủ tướng Merkel cho mệnh lệnh Trump cấm nhập cảnh đối với người tị nạn và người dân của một số nước Hồi giáo là sai lầm. "Bà ấy tin tưởng rằng, cuộc chiến quyết liệt cần thiết chống lại chủ nghĩa khủng bố không biện minh cho việc nghi ngờ tất cả người dân từ một xứ sở hoặc một tôn giáo nào đó", phát ngôn viên chính phủ Seibert nói.

Anh Quốc

Thủ tướng Anh Theresa May cho biết, qua phát ngôn viên chính phủ, Anh quốc sẽ không đi theo con đường đó, và sẽ xem xét lệnh cấm đó ảnh hưởng như thế nào đối với người công dân Anh. Trước đó May bị chính người trong đảng Bảo thủ cúa mình chỉ trích, vì chỉ nói chính sách người tỵ nan là vấn đề riêng tư của chính phủ Washington.

Canada

Thủ tướng Canada Justin Trudeau nhấn mạnh, nước ông sẽ tiếp tục nhận thêm người tỵ nạn, không lệ thuộc vào tôn giáo của họ. Canada chỉ riêng từ tháng 12 năm 2015 đã nhận 35.000 người tỵ nạn từ Syria.[42]

Kiến nghị hủy bỏ chuyến viếng thăm của Trump tới Anh Quốc

Trên 1 triệu người ở Anh Quốc đã ký kiến nghị trên trang mạng của quốc hội Anh đòi hủy bỏ chuyến viếng thăm Quốc gia chính thức (official State Visit) của tổng thống Donald Trump tới Anh Quốc để tránh làm cho nữ hoàng Elizabeth ngượng nghịu, để phản ứng với chính sách nhập cảnh của ông ta.

Lời mời viếng thăm với một bữa tiệc mà nữ hoàng làm chủ tiệc được thủ tướng Theresa May nói ra khi bà viếng thăm Trump ở Washington tuần trước. Một rắc rối nữa, theo tờ báo the Sunday Times tường thuật, là sự căng thẳng giữa London và Washington bởi vì Trump, một người phủ nhận khí hậu thay đổi, không muốn nghe thái tử Charles, một nhà hoạt động môi trường nồng nhiệt, "giảng bài". Một khi một kiến nghị được trên 100.000 người ký, quốc hội phải thảo luận về nó.[43]

Giải thích lý do cấm nhập cảnh

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã một lần nữa bảo vệ lý do của lệnh cấm nhập cảnh trong một tuyên bố qua văn bản vào ngày chủ nhật. Ông nhấn mạnh rằng nước Mỹ tự hào là một quốc gia của những người nhập cư, "và chúng tôi sẽ tiếp tục thể hiện sự thông cảm đối với những người đang chạy trốn khỏi sự áp bức, nhưng chúng tôi cũng sẽ bảo vệ công dân và biên giới của chính chúng tôi". Trump chỉ ra rằng người tiền nhiệm của ông Barack Obama trong năm 2011 đã từ chối cấp visa 6 tháng đối với người tị nạn Iraq và đó là một việc tương tự. Ở đây nó không về tôn giáo - "mà là về chủ nghĩa khủng bố và về việc bảo vệ đất nước của chúng tôi". Kênh ABC của Mỹ công bố một bài báo vào năm 2013, trong đó Bộ Ngoại giao dưới thời Obama đình chỉ việc xử lý đơn xin tị nạn từ Iraq trong 6 tháng. Điều này xảy ra sau khi phát hiện 2 kẻ khủng bố Iraq đến Mỹ như là những người tị nạn.[44]

Tức giận vì hình bìa Melanie Trump

Tạp chí „Vanity Fair" Mexico đăng hình Melania Trump gây ra những phản ứng tức giận ở Mexico. Nhiều người dùng Internet cho tấm hình này làm cho mất thể diện và cho ban biên tập „Vanity Fair" là khiếm nhã. Nhà trí thức nổi tiếng Denise Dresser cảm ơn hình bìa này một cách mỉa mai trên Twitter: „ Một thí dụ hay về sự tế nhị, thấu cảm, tinh thần yêu nước và sự biên tập khôn ngoan".[45]

Tweet của ngày

Trump bày tỏ qua Twitter: " Nước chúng ta cần biên giới vững chắc và kiểm soát an ninh nghiêm chặt, BÂY GIỜ. Các bạn nhìn xem, điều gì đang xảy ra ở châu Âu và trên thế giới. Một sự rối loạn đáng sợ!" [46]

Ngày 11

Bang Washington kiện việc cấm nhập cảnh

Tổng công tố viên Bob Ferguson bang Washington kiện sắc lệnh cấm nhập cảnh của Trump vào ngày thứ hai. Ông nói: " Không ai trên luật pháp cả, cho dù đó là tổng thống, và tại tòa không phải giọng to nhất sẽ thắng, mà là hiến pháp." [47] Vào cuối tuần trước, Ferguson và 15 công tố viên khác đã lên án sắc lệnh này là "không có tinh thần Hoa Kỳ và không hợp pháp".[48] Công ty Microsoft nói, họ đang làm việc với cơ quan tổng công tố, mà đang kiện ở tòa án liên bang để ngưng sắc lệnh của Donald Trump giới hạn nhập cảnh từ vài quốc gia Hồi giáo. Họ nói là đang cung cấp thông tin về hậu quả của sắc lệnh này.[49]

Đuổi việc

Tổng công tố viên liên bang Sally Quillian Yates bị Trump sa thải, sau khi bà ra lệnh các luật sư của bộ Tư pháp không bảo vệ lệnh cấm nhập cảnh của ông ta. Trong một thông báo cho báo chí, Nhà Trắng nói Yates ""đã phản bội bộ Tư pháp vì đã từ chối thi hành sắc lệnh để bảo vệ công dân Hoa Kỳ."[50]

Những bất đồng khác trong chính phủ

Hơn 100 nhà ngoại giao Bộ Ngoại giao đã ký một giác thư phản đối lệnh cấm nhập cảnh của Trump, tranh luận rằng, nó sẽ không ngăn chặn được các cuộc tấn công trên đất Mỹ. Giác thư, mà nói lệnh cấm Trump sẽ tạo ra ý muốn xấu đối với công dân Hoa Kỳ, được dành cho mục đích biết tới như kênh bất đồng (Dissent Channel), thiết lập trong Chiến tranh Việt Nam, như là một cách để các nhà ngoại giao báo hiệu cho lãnh đạo cấp cao sự bất đồng của họ về các quyết định chính sách đối ngoại.[50]

Sắc lệnh bỏ bớt bộ máy quan liêu

Tổng thống Donald Trump lại ra một sắc lệnh mới, để bỏ bớt bộ máy quan liêu. Theo đó một quy định mới chỉ được ban hành, nếu bãi bỏ 2 quy định hiện thời.[51]

Lòng thương cảm

Một ngày sau vụ Xả súng tại nhà thờ Hồi giáo thành phố Quebec, Trump gọi điện thoại cho thủ tướng Canada Justin Trudeau để chia buồn.[52]

Trả giá

Sau khi bị Trump chỉ trích về giá cả của chiến đấu cơ F-35, Lockheed Martin, theo Trump, đã hạ giá tổng cộng 600 triệu Dollar cho 90 chiếc. Mỗi chiếc trước đó trị giá 100 triệu Dollar.[53]

Ngày 12

Chỉ trích việc cấm nhập cảnh

Phó thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus cũng chỉ trích quyết định này của Trump. Ông cho rằng, đằng sau quyết định là " sự gia tăng thù ghét đạo Hồi, ác cảm đối với người di dân ở phương Tây." Theo ông, sác lệnh này không thể chấp nhận được và cần phải được xem xét lại.[54]

Tên gọi việc cấm nhập cảnh

Phát ngôn viên Nhà Trắng, Sean Spicer, chỉ trích báo chí gây lẫn lộn khi gọi đó là cấm nhập cảnh. Ông cho đó không phải là việc cấm (ban), trong khi chính ông ta ngày hôm trước cũng dùng từ này. Khi bị hỏi, tại sao Trump cũng dùng từ này, ông trả lời, ông ta dùng từ, từ mà phương tiện truyền thông dùng.[55]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: 100 ngày đầu nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump http://www.cbc.ca/news/world/greenpeace-trump-prot... http://www.tagesanzeiger.ch/ausland/amerika/Trump-... http://www.tagesanzeiger.ch/panorama/vermischtes/d... http://www.watson.ch/International/watson-Leser%20... http://www.bbc.com/vietnamese/world-38788334 http://edition.cnn.com/2017/01/22/politics/kellyan... http://edition.cnn.com/2017/01/24/politics/secret-... http://edition.cnn.com/2017/01/25/politics/mexico-... http://www.cnn.com/2017/01/16/politics/womens-marc... http://abcnews.go.com/Blotter/al-qaeda-kentucky-us...